Lên một ý tường thiết kế điện nước nhà dân hoàn hảo, tránh những sai sót trong quá trình thi công thì bạn phải đáp ứng một số nguyên tắc thiết kế cơ bản sau
1. Tầm quan trọng của việc thiết kế bản vẽ điện nước
Nếu chỉ là công trình nhỏ không cần trang trí cầu kì, chỉ cần lắp đặt những hệ thống điện đơn giản như ổ điện, bóng đèn, công tắc thì không cần phải sử dụng đến bản vẽ. Nhưng nếu bạn muốn có một công trình điện nước hoàn mỹ và tinh tế hơn thì bản vẽ thiết kế sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và lên ý tưởng thi công đúng với nhu cầu, ý tưởng ban đầu và tối ưu chi phí hơn nhiều.
Bản vẽ thiết kế ngôi nhà đóng vai trò quan trọng nhưng đối với thiết kế điện nước lại có tầm quan trọng gấp 3 lần như vậy vì thiết kế điện nước phải được tính toán một cách kĩ lưỡng sao cho phù hợp với quy mô công trình, đảm bảo sự hài hòa giữa hệ thống điện và đường ống nước bên trong căn nhà
Bản vẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bóc tách dự toán làm cơ sở chuẩn bị chi phí đầu tư ban đầu để có thể thay đổi chu phù hợp, hoàn chỉnh trước khi áp dụng thi công tránh sử dụng lãng phí thiết bị không cần thiết
Ngoài ra, với bản vẽ thiết kế điện nước nếu gặp sự cố chập cháy điện, rò rỉ hãy tắc nghẽn ống cấp thoát nước thì họ sẻ căn cứ vào đó, xác định vị trí lắp đặt điện nước rồi từ đó dễ dàng xử lí hơn trong quá trình xử dụng về sau.
2. Các bước Thiết kế điện nước nhà dân
2.1 Khảo sát làm rõ nhu cầu sử dụng điện nước
Trước khi lên ý tưởng thiết kế điện nước gia đình thì bạn cần xác định nhu cầu sử dụng, định hình các trang thiết bị lắp đặt cho gia đình, các yếu tố cần thiết phải được ưu tiên và các yếu tố dự phòng cho tương lai.
Căn cứ các nhu cầu cơ bản về ý tưởng và thương hiệu vật tư thiết bị muốn xử dụng cho công trình để xác định công suất điện và lưu lượng nước của gia đình để tính toán lựa chọn thiết bị và dây dẫn cho phù hợp và tiết kiệm.
Khảo sát kỹ các điểm cấp điện, cấp thoát nước làm căn cứ đặt ống chờ cho phù hợp và mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Kết hợp bản vẽ thiết kế xây dựng để đồng bộ ý tưởng thiết kế cơ điện vào xây dựng đảm bảo tính thống nhất của ngôi nhà.
2.2 Lên các phương án ý tưởng thiết kế theo thực tế yêu cầu
Để tối ưu thời gian thiết kế và đảm bảo tạo ra một sản phẩm làm hài lòng người dùng cần lên các ý tưởng dựa trên nhu cầu thực tế và trình bầy và thống nhất ý tưởng trước khi bắt tay vào triển khai thiết kế chi tiết bản vẽ.
2.3 Thiết kế chi tiết hệ thống điện và cấp thoát nước
Đối với việc thiết kế hệ thống điện gia đình thì bạn cần thực hiện các nguyên tắc:
• Tính toán lựa chọn thiết bị, dây dẫn phù hợp với tải điện được cấp đến bao gồm dự phòng cho thiết bị về sau
• Các đường dây cấp điện không nên đi chung với đường ống nước và cần được thiết kế nằm dọc cầu thang hoặc đặt trong hộp kĩ thuật
• Đường ống khi lắp đặt dưới móng, thông qua sàn nhà hay trên vách tường cần phải đặt trong ống cách điện, những đường ống này phải dốc, đảm bảo thoát nước
• Tính toán sợi dây điện được đặt sao cho đúng nguyên tắc, tránh đi dây tùm lum dẫn đến trường hợp khoan bắn viết gây đứt đường dây
• Hạn chế tối đa những đường dây điện lắp đặt, cắt nhau
• Từng tầng cần được lắp đặt thiết bị bảo vệ tự động ngắt điện aptomat, CB, cầu chì
• Toàn bộ dây dẫn trong các phòng được luồn trong ống PVC đi ngầm trong tường và trong trần.
• Tuyệt đối không đi chung các loại dây cáp tín hiệu thông tin với dây điện
• Tủ điện phòng đặt cách sàn 1,4m
• Công tắc đèn đặt cách sàn 1,2m
• Ổ cắm trong các phòng đặt cách sàn 0,4m (một số các ổ cắm đặt ở độ cao cụ thể như trong bản vẽ)
• Dây chờ cho cục lạnh điều hòa đặt ở độ cao cách mái trần 0,4m
• Cục nóng điều hòa lắp cách tường >0,2m
• Đèn hắt ốp tường trang trí và đèn hắt tranh lắp ở độ cao 2,3m so với sàn
• Đèn gương lắp cách sàn 1,8m
• Dây tủ nguồn cấp vào tủ tổng tính toán tổng công xuất nhà để chọn thiết diện dây cho phù hợp
• Dây cấp đến các ổ cắm dùng dây Cu\PVC (1X2,5)mm2 luồn trong ống PVC
• Dây cấp đến các ổ cắm phòng khách và bếp ăn dùng dây Cu\PVC (1×4)mm2 luồn trong ống PVC
• Dây cấp đến các đèn dùng dây Cu\PVC (1×1,0)mm2
• Dây cấp đến điều hòa, bình nóng lạnh dùng dây Cu\PVC (1×2,5)mm2
• Dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên, tủ điện tổng từ đó nối đến các ổ cắm và các thiết bị, điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 4cm, nếu không phải nối thêm cọc
• Đầu nối được thực hiện trong các hộp nổi tuyệt đối không được nối ngầm trong tường
Đối với thiết kế hệ thống cấp thoát nước gia đình cần phải thực hiện theo các nguyên tắc:
Nguyên tắc thiết kế hệ cấp thoát nước
• Đường ống đến các thiết bị dùng nước phải ngắn nhất.
• Thuận lợi cho việc vận hành và sửa chữa. Phải bố trí các van khóa tổng, van khóa từng khu vực và van khóa cho từng phòng vệ sinh. Vì trí các van khóa nên đặt ở những chỗ thuận tiện cho việc đóng mở van sau này.
• Nên có bể nước ngầm và két nước mái để sử dụng an toàn trong trường hợp bị mất nước.
• Với nhà có 1 tầng hoặc tầng áp mái do áp lực tĩnh từ két nước xuống thiết bị nhỏ. Vì thế nên lắp đặt thêm máy bơm tăng áp để nước chảy mạnh hơn và tắm được bằng vòi hoa sen.
Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước
• Đường ống thoát nước nằm ngang phải có độ đốc tối thiểu là 1/D (D là đường kính ống). Ví dụ ống đường kính D=110 thì độ dốc tối thiểu là 0,9%
• Chỉ được đi ống thoát xí, thoát tiểu chung với nhau và tuyệt đối không đi chung với hệ thống khác. Và phải được gom vào bể phốt. Trường hợp nhà ở trong khu đô thị có xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập chung, thì có thể không cần vào bể phốt mà đổ vào hố ga của tuyến thu gom đô thị để nước thải về nhà máy.
• Thoát nước sàn và thoát nước rửa, thoát bồn tắm, máy giặt đi chung với nhau. Tuyệt đối không được đi chung với thoát xí, thoát tiểu. Và đổ ra hố ga ngoài nhà,
• Thoát nước mưa nên đi độc lập, trong trường hợp mưa to sẽ thoát tốt hơn không lo nước tràn ngược vào nhà. Bất đắc dĩ có thể thoát chung với hệ thống thoát rửa, nhưng cần phải tăng đường kính lên để đảm bảo thoát nước.
• Nguyên tắc thông hơi. Với các công trình lớn đường ống dài nên cần phải thông hơi cả trục lẫn thông hơi ống nhánh. Với công trình nhỏ có thể không cần thông hơi nhánh, nhưng bắt buộc trục thoát nước phải được thông hơi lên mái: “Đưa ống lên tới điểm cao nhất của mái”. Đường kính ống thông hơi lên mái là D60 hoặc D75. Bể phốt bắt buộc phải có ống thông hơi D75 riêng đi thẳng lên mái.
2.4 Dự toán chi phí thi công điện nước
Sau khi hoàn thiện bản vẽ chi tiết thiết kế cần thông qua và xác nhận từ người sử dụng và hoàn thiện lại nếu cần rồi tiến hành bóc tách khối lượng lập dự toán chi phí xây lắp điện nước cho ngôi nhà.
Đây là yếu tố cực kì quan trọng, mức chi phí có thể vượt mức dự toán hoặc thấp hơn nhưng dựa vào những thiết bị, bảng vẽ được kê khai, lập nên giá tiền thi công, vật tư phải chi trả. Tránh trường hợp giá tiền cao đột ngột bất ngờ không có khả năng để chi trả
3. Bàn giao tiết kế và giám sát tác giả
Để công trình xây dựng được thi công một cách có hiệu quả, đảm bảo tiến độ về mặt thời gian cũng như về chất lượng công trình theo đúng thiết kế cần bàn giao bản vẽ cụ thể với đơn vị thi công.
Việc thi công cần được giám sát, thực hiện các công việc như hoạt động như kiểm tra, xử lý, giải thích những vướng mắc, thay đổi hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động xây dựng nhằm bảo đảm việc triển khai lắp đặt, cài đặt, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm thương mại hoặc xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ đảm bảo đúng thiết kế chi tiết và bảo đảm quyền tác giả đối với thiết kế chi tiết ban đầu.
Để được Tư vấn thiết kế điện nước nhà dân bạn vui lòng để lại yêu cầu tại đây hoặc email locallink.vn@gmail.com cũng có thể liên hệ trực tiếp qua hotline/ zalo: 0983164104/ 0903229169 chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ và báo giá cụ thể. Để hiểu thêm về chúng tôi vui lòng tham khảo thư mục kiến thức hoặc các nội dung video liên quan tại kênh chính tức của chúng tôi tại https://www.youtube.com