Hướng dẫn đấu ổ cắm & công tắc điện

Bài viết xin hướng dẫn đấu Ổ cắm, Công tắc điện trong nhà đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật đạt thẩm mỹ. Chỉ cần biết cách lắp đặt công tắc điện cũng như ổ cắm đúng kĩ thuật thì quá trình sử dụng sẽ đem lại rất nhiều tiện ích, hạn chế những sự cố hỏng hóc và những lỗi không muốn vì Ổ cắm, Công tắc là sản phẩm quan trọng trong hệ thống điện dân dụng cũng như công nghiệp và được sử dụng rộng rãi và lắp đặt sửa chữa cũng vô cùng đơn giản.

Xin lưu ý trước khi tiến hành công việc bạn cần phải hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc An toàn điện để đảm bảo an toàn cho tính mạng của bản thân và những người quanh bạn.

Hướng dẫn đấu ổ cắm, công tắc

1. Một số lưu ý khi lắp đặt 

Nhằm đảm bảo an toàn, sự tiện dụng và tuổi thọ sản phẩm, khi thực hiện cách lắp ổ cắm và công tắc điện trên, các bạn cần lưu ý một số quy tắc dưới đây:

Chọn vị trí lắp đặt công tắc – ổ cắm điện thuận lợi, dễ dàng thao tác, không bị vướng víu sẽ tăng tính tiện dụng và thoải mái cho người sử dụng.

Gắn ổ cắm – công tắc điện cách tường khoảng 1,5m tránh trẻ nhỏ thò tay hoặc cầm vật dẫn điện chọc vào ổ nguy hiểm.Nên sử dụng nắp che an toàn cho ổ cắm điện: giúp phòng tránh các tai nạn không mong muốn.

Không nên đặt ổ cắm – công tắc điện ở nơi ẩm thấp như phòng tắm giặt, phòng vệ sinh. Nếu bắt buộc lắp đặt những phòng mang tính chất ẩm ướt thì nên chọn vị trí gần cửa ra vào phòng.

Nên thay thế ổ cắm – công tắc khi có dấu hiệu cho thấy sự hư hỏng, để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro ngoài mong muốn về điện nhưu rò rỉ điện hay cháy nổ,… nguy hiểm.

Không nên đóng mở công tắc, cắm ổ điện khi tay đang bị ướt

Tuyệt đối không thử điện trực tiếp bằng ngón tay

2. Thứ tự lắp ráp công tắc ổ cắm phổ biến

3. Hướng dẫn đấu ổ cắm điện 

Đầu tiên bạn cần xem hình ảnh để hiểu về cấu tạo Ổ cắm và cần chuẩn bị:

Trước khi thực hiện cách lắp đặt, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như sau: ổ cắm, tua vít, khoan điện, bút thử điện, 2 cái tuốc nơ vít(1 cái đầu 2 cạnh, 1 cái 4 cạnh) hoặc tuốc nơ vít 2 đầu, găng tay bảo hộ, kìm cắt,…

Các bước lắp đặt:

Bước 1: Dùng bút điện phân biệt dây nóng ngồn điện dây làm bút sáng đèn là dây nóng (L) đánh dấu lại và Ngắt hoàn toàn hệ thống điện tại nơi bạn sẽ lắp đặt ổ cắm điện. Sau đó đeo găng tay bảo hộ và đi dép cao su để tránh tiếp xúc với nền nhà hoặc mặt đất trước khi lắp đặt.

Bước 2: Chọn vị trí và khoan lỗ lắp bảng điện cố định lên tường, lắp thiết bị điện vào bảng điện.

Bước 3: Tạo mối nối

  • Trước tiên cắt bằng đầu dây của hai đầu nối
  • Dùng kéo hoặc dao cắt nhẹ vòng quanh đầu dây để tách phần vỏ cách điện và lấy lõi đồng (khoảng cách lõi đồng khoảng 3cm)
  • Hoặc có thể dùng kìm tuốt dây điện tự động tác vỏ bọc trán làm đứt lõi dây điện

Bước 4: Nối dây ổ cắm điện 

  • Xoắn đầu dây lõi đồng lại rồi tiến hành đấu dây vào ổ
  • Đấu 2 đầu dây điện mới vào 2 đầu dây của ổ cắm sao cho đúng theo mô tả dưới ảnh. Phần dây còn lại cuốn gập vào nhau cho gọn.

Để ổ cắm điện hoạt động được thì ta phải cấp nguồn điện xoay chiều AC220~ vào hai lỗ của một cái ổ cắm theo cách sau:

  • Đấu dây nóng hay còn gọi là dây lửa (L) của nguồn điện 1 pha vào lỗ cắm thứ nhất-Lỗ (L) trên hình trên.
  • Đấu dây mát hay còn gọi là dây nguội (N) của nguồn điện 1 pha vào lỗ cắm còn lại- Lỗ (N) trên hình trên.

Bạn không nhất thiết phải phân biệt đâu là lỗ cắm thứ nhất, lỗ cắm thứ hai nhưng khi đấu điện xoay chiều vào ổ cắm thì hai lỗ cắm phải được cấp vào hai pha khác nhau (pha lửa (L) và pha trung tính (pha lạnh N).Vì khi ổ cắm có hai lỗ đủ pha lửa (L) và pha lạnh (N) của nguồn điện xoay chiều một pha AC220V~ thì thiết bị điện cắm vào mới hoạt động được. 

Lưu ý: Dùng bút thử điện kiểm tra khi đang cấp nguồn xoay chiều AC220V~ vào ổ cắm, nếu lỗ cắm có pha lửa thì bút điện sẽ báo sáng đèn, lỗ cắm có pha lạnh(N) thì đèn báo không sáng có nghĩa là đấu đúng.Nếu kiểm tra mà cả hai lỗ ổ cắm đều báo đèn sáng hoặc cả hai lỗ ổ cắm đều không báo đèn thì cách đấu bị sai rồi cần đấu lại.Dùng băng keo đen cách điện để quấn lại 2 đầu dây nối đề phòng hở điện dẫn đến nguy cơ chập cháy điện cần phải sửa chữa.

Bước 5: Đưa ổ cắm điện vào đế bảng điện hoặc vị trí lắp đặt, dùng tua vít vặn lại ốc sao cho dây đồng trần không bị lộ ra ngoài. Điều này giúp tránh hiện tượng chập cháy điện xảy ra.

  • Bước 6: Bật cầu giao điện, sau đó dùng bút thử điện kiểm tra. Nếu ổ cắm đã vào điện thì đã thành công và hoàn thiện lắp đặt

4. Hướng dẫn lắp công tắc điện

Xin vui lòng xem ảnh để hiểu về cấu tạo công tắc và chuẩn bị:

Trước khi thực hiện cách lắp ổ cắm, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như sau: công tắc, tua vít, khoan điện, bút thử điện, 2 cái tuốc nơ vít(1 cái đầu 2 cạnh, 1 cái 4 cạnh) hoặc tuốc nơ vít 2 đầu, găng tay bảo hộ, kìm cắt,…

Các bước thực hiện

Bước 1: Dùng bút điện phân biệt dây nóng ngồn điện dây làm bút sáng đèn là dây nóng (L) đánh dấu lại và Tắt nguồn điện và Chọn vị trí vạch dấu lắp công tắc điện. Việc này giúp bạn xác định được vị trí của các thiết bị điện và bóng đèn như thế nào là phù hợp nhất.

Bước 2: Tiến hành khoan lỗ: Bạn chỉ cần khoan lỗ bắt vít và khoan lỗ luồn dây để cho các thiết bị công tắc điện được lắp và khoan bắt vít phù hợp nhất tạo nên sự chắc chắn nhất cho công tắc điện.

Bước 3: Tiến hành lắp công tắc điện vào bảng: Để đảm bảo an toàn bạn cần xác định được các cực của công tắc điện, nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ các thiết bị đóng cắt trên bảng điện. Sau đó, lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện tiếp đó kéo dây và lắp đặt dây dẫn điện ra tới công tắc, nối dây vào thiết bị điện để thiết bị được hoạt động tốt và an toàn nhất.

Bước 4: Đấu công tắc điện

Loại đơn (2 vị trí – 1P) Kiểm tra đầu nguồn điện lưới 220V, phân biệt dây nóng (L) ở “Bước 1” và đấu vào chân đầu vào trên công tắc, chân còn lại nối ra 1 đầu dây ra thiết bị còn dây mát (N) đấu tắt vào đầu dây còn lại của thiết bị điện cuối cùng dùng tua vít vặn chặt lại.

Loại đơn (4 vị trí – 2P) Đấu cặp dây nóng (L) và mát (N) vào cặp chân (L+N) đầu vào trên công tắc (thường là cùng phía), cặp chân đầu ra còn lại nối ra 2 đầu dây đến thiết bị điện cuối cùng dùng tua vít vặn chặt lại.

Hình ảnh thể hiện vị trí đấu dây trên công tắc loại đơn (4 vị trí – 2P)

Đối với loại 3,4 vị trí và các loại khác bạn cũng thực hiện gần tương tự vui lòng tham khảo sơ đồ đấu nối dây dưới đây để có cách đấu phù hợp nhất

Bước 5: Tiến hành kiểm tra

Sau khi lắp đặt xong công tắc điện bạn nên kiểm tra xem công tắc điện được lắp đặt đúng theo sơ đồ hay không, giúp cho mạch điện đảm bảo thông mạch, đảm bảo việc nối mạch điện vào nguồn điện và vận hành ổn định.

Để hiểu rõ hơn về cách lắp công tắc điện cũng như ổ cắm điện an toàn vui lòng để lại câu hỏi tại đây đây hoặc email diennuocthongminh.vn@gmail.com cũng có thể liên hệ hotline0983164104/ 0903229169 chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá chi tiết hơn về mức tiêu hao nhiên liệu cho bạn. Vui lòng tham khảo các vi nội dung liên quan thiết kế và thi công điện nước vui lòng xem thêm tại kênh chính tức của chúng tôi https://www.youtube.com

2024-04-29T11:46:45+07:00 Categories: Chia sẻ Đam mê, Điện hạ thế|
Chỉ mục