Các phương pháp bù công suất phản kháng

Bù trực tiếp, bù ứng động, bù phía trung áp, bù phía hạ áp là các phương pháp bù công suất phản kháng (CSPK) thường được dùng trong nhà máy.

Phương pháp bù công suất tĩnh là gì? Sử dụng khi nào?

Bù nền (bù tĩnh): bù trực tiếp, thường dùng bù trước 1 phần công suất phản kháng mà không xảy ra dư công suất phản kháng. Bù tĩnh sử dụng tốt nhất cho các động cơ có công suất lớn, khởi động nhiều lần và sử dụng công suất phản kháng nhiều

Lắp đặt tụ điện cố định (không điều chỉnh). Đây là phương pháp bù sử dụng một hay nhiều tụ với mức bù không đổi việc điều khiển có thể thực hiện bằng tay (dùng CB hoặc dao cắt tải), bán tự động (sử dụng contactor), hoặc mắc song song trực tiếp vào vị trí cần bù công suất phản kháng.

Phương pháp bù công suất ứng động là gì? Sử dụng khi nào?

Bù ứng động (tự động điều chỉnh hệ số công suất phản kháng): dùng cho hệ thống thay đổi, cần đáp ứng một dãy công suất phản kháng rộng. Bù tự động sử dụng tốt nhất cho nhà máy hoặc nhóm máy có công suất tương đồng, số lượng máy làm việc thay đổi thường xuyên và nhu cầu công suất phản kháng cũng thay đổi thường xuyên

Với việc thực hiện bù chính xác mức yêu cầu của tải sẽ tránh được hiện tượng quá điện áp khi tải thấp và do đó tránh được phát sinh quá điện áp gây hư hỏng trang thiết bị.

Sử dụng bộ tụ có điều khiển tự động theo bậc

Dạng thiết bị này cho phép tự động điều khiển để bù công suất phải kháng và giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép. Thiết bị này được ứng dụng cho tải có công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng. Ví dụ như tại thanh cái chính của tủ phân phối chính hay tại đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn…
Hiện tại các bộ tụ này thường được điều khiển theo hai cách đó là:
+ Sử dụng các contactor truyền thống cùng với đó là một Rơ le điều khiển đóng hoặc mở các contactor dựa trên tín hiệu từ CT đi tới.
+ Sử dụng khối tụ đáp ứng nhanh (Varset Fasst capacitor bank) là thiếu bị điều chỉnh hệ số công suất sử dụng thiristor thay vì contactor truyền thống giúp bù một cách ổn định nhất đối với những tải có các thiết bị với chu kỳ làm việc nhanh và/hoặc nhạy cảm với các xung quá độ.

Sử dụng thiết bị bù công suất phản kháng vô cấp SVG (STATIC VAR GENERATOR)

SVG là sản phẩm bù công suất phản kháng tĩnh thế hệ mới (viết tắt là SVG) và nó đại diện cho ứng dụng kỹ thuật mới nhất trong bù công suất phản kháng. SVG được đấu nối song song trong lưới điện, dòng điện phản kháng có thể được điều khiển linh hoạt để tự động bù công suất phản kháng theo yêu cầu của hệ thống. Thiết bị SVG thu tín hiệu hiện tại của tải bằng biến dòng điện (CT), Bộ điều khiển DSP  tính toán tốc độ thay đổi công suất phản kháng bằng thuật toán thông minh để gửi dữ liệu đến IGBT bằng tín hiệu PWM. Cuối cùng, dòng điện bù công suất cảm kháng hoặc dung kháng được tạo ra trên bộ biến đổi để đạt được mức bù công suất phản kháng liên tục theo thời gian thực.

Phân biệt Tụ bù trung thế và tụ bù hạ thế

  • Bù trung thế : thường sử dụng khi dụng lượng tù lớn hơn 2000Kvar
  • Bù hạ thế : thường dùng với dung lượng bù nhỏ hơn 2000kvar

Phân biệt bù tập trung, bù nhóm và bù riêng lẻ

  • Bù CSPK tập trung : thường dùng cho hệ thống có tải thay đổi liên tục, tải đa dạng
  • Bù CSPK theo nhóm : thường dùng cho trường hợp tải tập trung ổn định theo nhóm
  • Bù CSPK riêng lẻ cho từng thiết bị : thường dùng cho thiết bị có công suất trung bình, lớn, hoạt động mang tải ổn định

Để được Tư vấn thiết kế cơ điện, thi công cơ điện bạn vui lòng để lại yêu  cầu tại đây hoặc email cũng có thể liên hệ hotline/ zalo: 09831641040903229169 chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ và báo giá cụ thể. Để hiểu thêm về chúng tôi vui lòng tham khảo thư mục kiến thức hoặc các nội dung video liên quan tại kênh chính tức của chúng tôi tại kênh youtube

2025-03-31T22:56:05+07:00 Categories: Chia sẻ Đam mê, Điện hạ thế|
Chỉ mục