Kiểm Tra Bảo Dưỡng Phòng Cháy Chữa Cháy

Việc bảo trì hệ thống PCCC là công việc cực kỳ quan trọng được lắp đặt nhằm mục đích đề phòng khi có sự cố về cháy nổ xảy ra. Để hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả cần đảm bảo công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống đúng quy trình tránh những sự cố rủi ro xáy ra.

Bài viết đưa ra quy trình cơ bản để bạn tham khảo cũng như nắm được khi yêu cầu đến đơn vị bảo hành bảo trì. Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng lại câu hỏi tại đây, email đến diennuocthongminh.vn@gmail.com hoặc gọi hotline: 0983164104/ 0903229169 chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp & báo giá chi phí lắp đặt, triển khai, sử lý phù hợp.

1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG

1.1 KHẢO SÁT VẼ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG, VỊ TRÍ THIẾT BỊ

 Khảo sát, lập bản vẽ sơ đồ vị trí thiết bị và ghi chú đặc tính chi tiết từng thiết bị nhằm xác định chính xác vị trí từng thiết bị, làm tài liệu cho lần kiểm tra sau, bảo dưỡng.

1.2 BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ BÁO CHÁY

ĐẦU BÁO KHÓI, BÁO NHIỆT, CHUÔNG CÒI ĐÈN

Với công tác bảo dưỡng

  • Tháo đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đèn báo cháy;
  • Kiểm tra, đánh giá tình trạng bo mạch, mắt soi, mắt nhận (bằng mắt thường và đồng hồ đo nguồn, mạch điện);
  • Kiểm tra các đấu nối của dây tín hiệu và dây nguồn với bo mạch, mắt soi nhận;
  • Vệ sinh bo mạch, mắt soi nhận (mắt cảm ứng nhiệt, cảm ứng khói) sạch sẽ bằng giẻ lau, chổi lông;
  • Lắp trả lại nguyên trạng ban đầu;
  • Kiểm tra lại tình trạng làm việc của từng đầu báo khói, báo nhiệt sau khi kiểm tra, bảo dưỡng.

Kiểm tra định kỳ: Sử dụng các thiết bị kiểm tra đo lường và bằng trực quan. Kiểm tra các đầu báo khói, báo nhiệt.

Đèn báo phòng có cháy:

  • Kiển tra trình trạng hoạt động của đèn;
  • Vệ sinh bên trong, ngoài sạch sẽ;
  • Lắp đặt lại.

1.3 TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY

Tủ trung tâm báo cháy:

  • Kiểm tra nguồn dự phòng, bộ nạp bằng cách dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra tình trạng, chất lượng của thiết bị. Đảm bảo là bình ắc quy đang trong tình trạng tốt
  • Kiểm tra các nút nhấn chức năng bằng phương pháp cảm quan;
  • Mở tủ kiểm tra tình trạng làm việc của tủ, kiểm tra độ chính xác của các chỉ số báo, kiểm tra các mạch chi tiết, các vùng báo hiển thị;
  • Khắc phục tình trạng báo giả (nếu có).

1.4 TỔ HỢP BÁO CHÁY KHẨN CẤP

Với công tác bảo dưỡng:

  • Kiểm tra các điểm đấu nối với các thiết bị: chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút nhấn khẩn, hộp thép mặt kính;
  • Vệ sinh trong, ngoài sạch sẽ và sắp xếp lại;
  • Kiểm tra các điểm bắt vít của hộp thép, đảm bảo độ vững chắc.

Với công tác Kiểm tra đinh kỳ:

  • Nhấn nút thử kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị;
  • Khắc phục, xử lý nếu thiết bị không hoạt động.

1.5 HỆ THỐNG ĐIỆN BÁO CHÁY

  • Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, dẫn tín hiệu báo cháy tại các vị trí đầu nối bằng cảm quan và đồng hồ đo;
  • Kiểm tra các hộp số kỹ thuật đầu nối;
  • Vệ sinh sạch sẽ;
  • Lắp đặt lại.

1.6 THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

  • Kiểm tra các bình chữa cháy xách tay và chữa cháy xe đẩy; ty van, vỏ bình không bị rỉ sét móp méo, loa, vòi phun không bị nứt, gãy; Kiểm tra đồng hồ áp suất của Bình và dung cân Kg cân nhằm xác định tiêu chuẩn về trọng lượng, tiểu chuẩn áp suất khí, bọt, bột trong bình;
  • Kiểm tra hạn sử dụng của Bình còn hay hết hạn sử dụng;
  • Vệ sinh sạch sẽ bằng giẻ lau;
  • Đối với các đầu phun Sprinkler: kiểm tra tình trạng bằng mắt thường (tính đặt thù của thiết bị là chỉ hoạt động khi nhiệt độ cao hoặt do kích hoạt của Trung tâm báo cháy);
  • Sắp đặt lại bình cứu hỏa cho phù hợp để dễ thấy, dễ lấy, dễ cầm, dễ sử dụng khi có sự cố xảy ra.

1.7 HỘP CHỮA CHÁY TRONG VÀ NGOÀI NHÀ

  • Kiểm tra bằng trực quan các thiết bị nằm bên trong hộp: lăng phun, vòi rồng, bình chữa cháy xách tay;
  • Vệ sinh sạch sẽ các hộp chữa cháy;
  • Kiểm tra các ống vải tráng nhựa, các đầu khớp nối, các mối buộc;
  • Kiểm tra các lăng phun, khớp nối;
  • Kiểm tra hộp thép;
  • Tất cả kiểm tra lắp lại như cũ.

1.8 TRẠM BƠM TỰ HÀNH

Bơm chữa cháy chạy điện, bơm bù áp

  • Kiểm tra, vệ sinh, bơm dầu mỡ bi bạc, đầu bơm, động cơ;
  • Kiểm tra, vệ sinh Stato;
  • Kiểm tra chỉ số cách điện của động cơ máy bơm, xác định độ an toàn;
  • Kiểm tra, vệ sinh rọ bơm.

Bơm chữa cháy chạy xăng

  • Đo kiểm tra điện nổ;
  • Đo kiểm tra bình acquy, bộ đề, bộ nạp, vệ sinh thiết bị;
  • Kiểm tra, vệ sinh, thúc rửa chế hòa khí, lọc dầu, lọc gió, xúc xả bình xăng, dây dẫn xăng.
  • Kiểm tra, vệ sinh thay dầu bôi trơn cho động cơ;
  • Kiểm tra, vệ sinh cho rọ bơm;
  • Kiểm tra vệ sinh van xả áp, đồng hồ áp lực;
  • Vận hành thử các máy bơm, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi bảo dưỡng.

1.9 HỆ THỐNG TỦ ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM ĐIỆN, BƠM BÙ ÁP

Đo kiểm tra tình trạng của Atomat, công tắc tơ, khởi động từ, các Rơ le nhiệt, Rơ le thời gian, bộ biến dòng, các điểm đấu dẫn, công tắc, nút bấm start, stop và đèn báo, đồng hồ báo Vol, báo dòng, báo áp lực; Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị.

1.10 HỆ THỐNG ỐNG DẪN NƯỚC CHỮA CHÁY, VAN, KHỚP NỐI

Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn, các van đóng, mở, các khớp nối, phát hiện tình trạng rò nước, rỉ sét để khắc phục; Vệ sinh, sơn lại (nếu cần thiết)

2. CÁC YÊU CẦU THAY THẾ.

  • Tất cả các thiết bị được kiểm tra, vệ sinh và khắc phục tại chỗ (nếu lỗi chưa đến mức thay thế và có thể khắc phục được);
  • Các thiết bị, vật tư bị lỗi không thể khắc phục được, phải thay thế hoặc tháo mang đi sửa chữa phải thông báo cho bên A về số lượng cụ thể, chi tiết trên cơ sở tập hợp từ Biên bản bảo dưỡng.

3. PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG VIỆC

  • Xe boom, giàn giáo, thang chữ A cùng các thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn lao động khác, phục vụ công việc bảo dưỡng;
  • Các dụng cụ, máy móc kiểm tra, đo lường thiết bị PCCC, thiết bị điện;

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN

* Kiểm tra:

– Các thiết bị báo cháy (đầu báo khói, báo nhiệt), hệ thống điện báo cháy, thiết bị chữa cháy, trạm bơm tự hành, hệ thống quạt tăng áp tòa nhà kiểm tra 4 lần/năm

– Tủ trung tâm báo cháy kiểm tra 1 lần/tháng

* Bảo dưỡng: Tất cả các thiết bị hệ thống PCCC được bảo dưỡng 2 lần/năm (6 tháng thực hiện một lần bảo dưỡng)

– Trong quá trình thực hiện bảo dưỡng hệ thống, nếu thiết bị lỗi, xảy ra sự cố bị sai lệch so với tiêu chẩn kỹ thuật chưa tới mức phải thay thế và có thể khắc phục tại chỗ được không phải tháo rỡ mang đi sửa chữa, thì đơn vị bảo dưỡng sẽ khắc phục ngay cho thiết bị hoạt động trở lại

– Thời gian dự kiến hoàn thành 01 lần bảo dưỡng là: 30 ngày

– Việc bảo dưỡng, sửa chữa cần phải tối thiểu hóa việc gây ảnh hưởng tới công việc của các nhà máy

Để hiểu thêm và tham khảo các vi nội dung liên quan video tại kênh chính tức của chúng tôi tại https://www.youtube.com

2024-11-21T16:46:28+07:00 Categories: Phòng cháy chữa cháy, Thiết kế Thi công|
Chỉ mục