Thi công điện hạ thế

Biện pháp thi công điện hạ thế đưa ra các trình tự và cách thi công cho từng công trình cụ thể từ lúc bắt đầu thi công đến lúc kết thúc và bàn giao công trình, trong đó biện pháp thi công phải đề ra được: hiệu quả về thời gian, hiệu quả về phòng chống tai nạn, phòng cháy… để hoàn thành công sớm nhất, hiệu quả và an toàn nhất.

1. Tiêu chuẩn áp dụng cho thi công điện hạ thế

– Các tiêu chuẩn áp dụng trong chế tạo & thi công lắp đặt hệ thống cơ-điện:

+ TCVN 4055 – 85: Công tác tổ chức thi công

+ 20TCN 25 – 91: Công tác thi công điện

– Và cần tuân theo đúng thiết kế và hướng dẫn của nhà sản xuất cùng các tiêu chuẩn Quốc tế theo quy định hợp đồng

2. Máy phát điện & Máy biến áp

A. Trước khi lắp đặt :

1. Đệ trình bản vẽ lắp đặt.

2. Đệ trình catalogue của máy biến áp/máy phát và các vật tư liên quan.

3. Đệ trình phương án vận chuyển máy biến áp/ máy phát vào vị trí lắp đặt.

4. Dự trù thời gian, nhân công, vật tư  và dụng cụ cần thiết cho việc lắp đặt.

5. Nghiệm thu đầu vào các thiết bị và vật tư.

6. Vệ sinh khu vực và lắp đặt rào chắn, biển báo nguy hiểm.

B. Quá trình lắp đặt

1. Kiểm tra dọn dẹp, giải phóng mặt bằng và làm vệ sinh sơ bộ ở khu vực thi công.

2. Định vị và đánh dấu trên mặt bằng.

3. Kiểm tra mương dẫn và bệ móng máy biến áp/ máy phát

4. Vận chuyển máy biến áp/ máy phát lên bệ móng bằng một hay nhiều phương pháp kết hợp như con lăn, tời kéo, xe cẩu, xe nâng…

5. Lắp đặt thiết bị theo như chỉ dẫn của nhà sản xuất.

C.  Sau khi lắp đặt

1. Kiểm tra ví trí máy biến áp/ máy phát và cố định vào bệ móng.

2. Làm sạch và đậy kín mương cáp.

3. Tiến hành kiểm tra và đo đạc các thông số môi trường như: thông gió, chiếu sáng…

4. Che chắn, bảo vệ thiết bị

5. Mời cơ quan kiểm định nhà nước đến đo đạc và kiểm tra sự phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia để nhận giấp phép đóng điện vào điện lưới.

3. Tủ điện tổng, tủ điện phân phối và thiết bị đóng cắt

A. Trước khi lắp đặt :

1. Đệ trình bản vẽ chi tiết lắp đặt

2. Đệ trình catalogue các vật tư, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế tạo tủ điện.

3. Lập phương án vận chuyển.

4. Lập phương án bảo quản trước lắp đặt, trong khi lắp và sau khi lắp.

5. Nghiệm thu đầu vào các thiết bị và vật tư.

B. Quá trình lắp đặt :

1. Dọn dẹp, giải phóng mặt bằng và làm vệ sinh sơ bộ ở khu vực thi công.

2. Định vị và đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện và các đường cáp vào, ra bằng mực phát quang hoặc loại mực có màu tương phản với màu sắc của tường và sàn nhà.

3. Đổ bệ móng cho các tủ điện đặt sàn bằng vật liệu thích hợp.

4. Định vị và lắp đặt hệ thống giá đỡ cho các cáp vào, ra tủ.

5. Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng phương pháp thích hợp: Con lăn, thanh ray, xe cẩu, xe nâng, tời, con đội…

6. Làm vệ sinh bên trong và ngoài tủ.

7. Đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch các đường dây điện, cáp điện trước khi đấu nối vào tủ. Ghi lại các thông số đo cần thiết vào các biểu mẫu đã được ban hành.

8. Đấu nối cáp và dây điện.

C. Sau khi lắp đặt :

1. Dùng máy hút bụi, máy nén khí làm vệ sinh tủ.

2. Kiểm tra lại một lần nửa các mối nối về độ cứng chắc của bu lon, cách điện của đầu cáp, màu sắc và bảng số đánh dấu cáp.

3. Bao che tủ điện chống bụi và va chạm cơ học.

4. Bộ tự đồng chuyển đổi nguồn – ATS

A.  Mô tả :

1. Bộ tự độngchuyển đổi nguồn (ATS) thực hiện việc phối hợp cung câp nguồn điện chính (điện lưới) và nguồn dự phòng(máy phát) để cung cấp điện ổn định cho công trình.

2. Hệ thống được điều khiển bởi bộ điều khiển trung tâm (PLC) có khả năng điều chỉnh được các thông số thời gian để phù hợp với yêu cầu sử dụng.

– Trong trường hợp được yêu cầu có thể lập biểu đồ làm việc để thực hiện việc đảo nguồn theo thời gian và đảo nguồn theo sự cố mật điện.

– Khả năng truyền tín hiệu báo trạng thái làm việc về phòng quản lý trung tâm.

B. Quy trình lắp đặt :

  1. Trước khi lắp đặt :

– Đệ trình catalogue thiết bị điện, thiết bị điều khiển và vật tư để chế tạo tủ điện.

– Đệ trình bản vẽ nguyên lý, bản vẽ chế tạo và nguyên lý vận hành.

Quá trình lắp đặt :

– Chế tạo tủ điện, lắp đặt thiết bị tại nhà máy.

– Lập trình, kiểm tra và vận hành mô phỏng tại nhà máy.

– Vận chuyển đến vị trí lắp đặt bằng xe cẩu, xe nâng…

– Lắp đặt tủ điện, cáp điện ở công trường kết hợp với máy phát điện và máy biến thế.

– Đấu nối các đường cáp tín hiệu, nguồn liên tục cho ATS.

Sau khi lắp đặt :

– Vệ sinh các đường cáp, mương cáp.

– Kiểm tra các mối đấu nối.

– Kiểm tra thông mạch và đo cách điện các tuyến cáp.

– Vận hành thou nghiệm không tải, điều chỉnh các thông số can thiết.

– Kết hợp làm việc với máy phát và máy biến thế.

– Hướng dẫn vận hành.

5. Dây và cáp điện

Trước khi lắp đặt

– Đệ trình bản vẽ lắp đặt bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và chi tiết cần thiết.

– Đệ trình mẫu hoặc catalogue các loại day, cáp, ống và máng cáp.

B. Quá trình lắp đặt :

– Định vị và đánh dấu bằng mục phát quang hoặc mực có màu tương phản với tường, trần, sàn nhà.

– Lắp đặt hệ thống giá đỡ cáp điện.

– Tiến hành kéo dây và cáp theo từng phụ tải và sắp xếp có thứ tự trong máng cáp, khay cáp tránh trường hợp chồng chéo hoặc xoắn vào nhau.

C. Sau khi lắp đặt 

– Đo trị số điện trở cách điện và tính thông và tính thông mạch của dây và cáp trước khi đấu nối vào thiết bị và tủ điện.

– Vệ sinh và nay kín hệ thống đường dẫn cáp.

6. Biện pháp đấu nối cáp vào tủ điện

Nhà thầu sẽ thi công lắp đặt và đấu nối tủ điện theo quy trình và trình tự như sau:

– Gia công thêm những đoạn máng cáp phụ + giá cáp phụ, yêu cầu chính xác phù hợp với máng chính và vị trí tủ điện.

– Khoan lỗ để luồn dây cho các tủ, chú ý khoan đúng kích cỡ dây theo thiết kế

– Chọn tìm các sợi cáp đưa vào tủ yêu cầu các số hiệu ghi trên cáp phải đúng theo thiết kế mới đưa vào tủ

– Sắp xếp các sợi cáp đi từ giá vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều, đảm

bảo mỹ quan, sử dụng dây nhựa chuyên dùng để cột chặt cáp vào máng cáp.

– Đo chiều dài đầu cáp để đủ đấu nối vào thiết bị Nhà thầu sẽ cắt bớt đi đoạn thừa và thu gọn

cho nhập lại kho.

– Lấy dấu để cắt cáp phải chính xác, dùng lưỡi cắt chuyên dùng (Nut splitter) hoặc cưa sắt, tiến hành cưa xung quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp với vỏ cáp để cắt bỏ phần vỏ PVC và vỏ

kimloại (chú ý không cắt vào phần vỏ cách điện bên trong).

– Dùng dao tiến hành bổ dọc đầu sợi cáp để vứt bỏ ngoài, tách đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc chú ý

thu các vỏ này để gọn gàng khu làm việc.

– Tiến hành lồng “chụp cao su chống nước” (với vị trí ngoài trời) vào cáp theo đúng chiều, thực

hiện lồng ghép Gland vào dây cáp.

– Đưa đầu cáp đã được tách đầu vào trong tủ theo lỗ đã được khoan sẵn trên vỏ tủ, người trong tủ đón lấy đầu cáp kéo tiếp cho tới khi đầu gland được chui nửa dưới qua lỗ khoan, đặt chi tiết vòng đồng tiếp địa của gland rồi vặn đai ốc cuối gland cho tới khi chặt.

– Người phía ngoài tiến hành chụp đầu bịt cao su vào, cho trùm kín hết đầu ngoài gland.

– Dùng đồng hồ thông mạch để kiểm tra sợi cáp xem đầu kia đã đấu đúng vào thiết bị yêu cầu hay chưa

– Lắp và ép đầu cốt cho từng lõi cáp, với cáp lực sẽ dùng ép thủy lực để ép chặt, với cáp điều khiển sẽ lồng thêm số hiệu lõi cáp rồi chỉ cần dùng kìm ép tay.

– Treo và kẹp chặt số hiệu cáp trên thân mỗi sợi cáp, cách tủ khoảng 3-5cm, yêu cầu phải đánh dấu đúng mã hiệu cáp theo bản vẽ thiết kế.

7. Hệ thống nối đất

A. Nối đất trung tính :

Trước khi lắp đặt :

– Thực hiện khảo sát công trình để xác định loại đất, độ ẩm, độ pH và mực nước ngầm để chọn hình thức nối đất và số cọc cần thiết cho hệ thống.

– Đệ trình bản vẽ và phương án thi công.

– Đệ trình catalogue vật tư lắp đặt.

Quá trình thi công :

– Dọn dẹp, vệ sinh khu vực thi công.

– Định vị và làm dấu vị trí các cọc.

– Xác định độ sâu cần thiết phải đóng cọc.

– Kết nối các cọc thành mạng bằng day đồng trần.

– Kiểm tra mối nối, mối hàn và làm các hố kiểm tra, đo đạc bằng bê tông.

– Kết nối vào tủ điện tổng.

– Làm các nhãn trên thanh cái nối đất.

Sau khi lắp đặt :

– Đo và kiểm tra điện trở nối đất.

– Làm sạch và nay nắp các hố kiểm tra

8. Biện pháp đặt máng cáp, ống luồn dây, đế âm tường

– Căn cứ vào các mốc độ cao và trục do trắc đạc cung cấp định được vị trí chính xác đặt khay cáp, đi ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng như đặt ổ cắm công tắc v.v Căn cứ vào các mốc đã được định vị trên trần tiến hành khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp. Khi khoan phải đặc biệt chú ý đến các dấu đã được chuẩn bị, đồng thời các ty ren phải thẳng hàng và đúng khoảng cách. Các tuyến máng cáp đi ngang sẽ được lắp ghép ở trên sàn thành từng đoạn 10m một rồi mới kéo lên cao để cố định vào trần.

Tuyến máng đi đứng sẽ được Nhà thầu lắp từ dưới lên. Sử dụng xe nâng, thang chữ A, khung trượt(con ngựa), giáo hoàn thiện phục vụ thi công để thuận lợi cho việc lắp đặt máng cáp, cáp điện, đường ống cũng như tăng khả năng an toàn cho công nhân.

– Sau khi đã có vị trí chính xác của đèn, ổ cắm Nhà thầu tiến hành lắp đặt ống luồn dây đi từ khay cáp đến thiết bị. Phần đường ống đi trong trần được cố định chắc chắn vào các thanh thép kết cấu, khi đến gần thiết bị thì chuyển thành ống mềm để dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này. Các ống đặt tròn trần cũng được đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha để tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn dây.

Phía dưới trần ống luồn dây đi chìm tường nên ưu tiên thi công những đoạn ống này cùng tiến độ xây tường, đồng thời tại vị trí đã xác định được của ổ cắm công tắc đặt luôn đế âm tường. Khi đặt đế âm tường dùng livô để đảm bảo tất cả chúng đều được thăng bằng. Tại các vị trí ra đèn hay tại vị trí rẽ nhánh đặt hộp nối dây. Từ các hộp nối dây sử dụng ống xoắn ruột gà để đi đến các đèn đặt dưới trần.

9. Biện pháp lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm

Lắp đặt công tắc, ổ cắm

– Dùng thước livo, ống cân nước để cân chỉnh cao độ công tắc ổ cắm luôn ở vị trí cân bằng 

– Đấu dây vào thiết bị theo đúng thứ tự pha, làm dấu dây sau khi đó dấu nối xong vào thiết bị. Phần dây chừa phải được cuộn lại gọn gàng.

– Sau khi lắp đặt xong tiến hành vệ sinh đèn, công tắc ổ cắm và có biện pháp che chắn bảo vệ

– Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ an toàn trước khi đóng điện chạy thử.

– Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công.Lắp đèn chiếu sáng

– Định vị vị trí lắp đặt,và thực hiện treo ty hoặc khoan lỗ trần sao cho phù hợp với kích thước đèn.

– Lắp các chi tiết treo, giá đỡ đi theo đèn

– Lắp đặt đèn: trước khi lắp phải đảm bảo găng tay được thay mới sạch sẽ. Tùy trường hợp, bóng đèn sẽ được lắp ngay hay chờ tới gần nghiệm thu mới được lắp.Đối với các đèn kích thước lớn ( đèn chùm, đèn theo thả,…) sử dụng ty ren để treo quy cách ty ren sẽ được thể hiện trong bản vẽ shop drawing căn cứ theo chủng loại đèn láp đặt. Sử dụng xe nâng, thang chữ A, khung trượt(con ngựa), giáo hoàn thiện phục vụ thi công…

10. Biện pháp thi công lắp dựng cột đèn chiếu sáng và tiếp địa ct ngoài trời

Công tác vận chuyển cột đèn:

– Vận chuyển tập trung cột đèn bằng xe Sơmi rơmooc chiều dài thùng >10m từ đến bãi để vật tư đã qui định.

– Cột vận chuyển từ nơi sản xuất về công trường được bố trí trên mặt bằng công trường theo nguyên tắc sau:

– Bố trí trên mặt bằng phải ở trong tầm hoạt động của máy móc thiết bị, dụng cụ thi công đã được tính toán. Tránh những vận chuyển phụ và phải di chuyển đội ngũ thi công nhiều.

– Kê cột bằng các tấm gỗ nhóm 3 có kích thước llxlOcm, vị trí đặt cột thuận lợi cho lắp dựng cột không ảnh hưởng tói giao thông và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Công tác kiểm tra, nghiệm thu:

– Tiến hành công tác nghiệm thu cột đèn cùng Ban QLDA/Chủ đầu tư kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu và lập biên bản nghiệm thu vật liệu tại hiện trường trước khi thi công và phải được sự đồng ý của Ban QLDA/Chủ đầu tư mới đưa vào thi công .

– Xuất trình các phiếu kiểm định chất lượng KCS, các chứng chỉ của nhà cung cấp và các giấy tờ có liên quan đến cột đèn.

– Cột đèn là cột chưa qua sử dụng, đúng quy cách theo thiết kế thi công của hồ sơ mời thầu, đúng chủng loại và vật liệu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

– Các mối hàn liên kết đảm bảo ngấu, chắc chắn. Dây nối tiếp địa liên hoàn được bắt vào thân cột bằng vít M8.

Phương pháp dựng cột:

– Căn cứ vào điều kiện địa hình thi công của từng vị trí cột mà Nhà thầu sẽ cho lắp dựng bằng cẩu tự hành, cột được để trên sàn xe tự hành hay dựng bằng thủ công.

– Trước khi dựng cột kiểm tra thân cột đảm bảo không bị nứt, bị sứt mẻ quá quy định cho phép.

– Tiến hành thi công dựng cột đèn cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật,
đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:

– Công nhân dựng cột bắt buộc phải có chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo kỹ thuật về qui trình kỹ thuật.

– Chi huy dựng cột là cán bộ kỹ thuật chuyên môn hoặc thợ bậc 5 trở lên, số thợ chính còn lại phải có bậc 3, bậc 4.

– Các thợ phụ phải được huấn luyện để nắm được qui trình kỹ thuật cũng như an toàn khi lắp dựng cột đèn, cần đèn, choá đèn.

– Lưu ý căn chỉnh đế bích cột theo phưong thẳng đứng, tránh tình trạng cột bị nghiêng, ảnh hưởng đến đấu nối và không đảm bảo kỹ thuật.

– Sau khi đưa được cột vào khung móng cần điều chinh để tâm cột trùng với tâm khung móng, dùng dây rọi để chỉnh cho thân cột thẳng đứng, căng đều 3 dây giữ ở đỉnhcột, buộc chặt, cố định các dây sau đó vặn ốc xiết chặt.

Phương pháp dựng cần đèn, đèn chiếu sáng:

Sau khi lắp dựng tuyến cột thép sẽ tiến hành lắp cần đèn + choá đèn chiếu sáng bán rộng. Trình tự công việc cụ thể như sau:

– Luồn dây lên đèn 2×2,5 từ cần đèn xuống cửa cột thép để chờ đấu.

– Sử dụng xe nâng 12m kết hợp với công nhân bậc cao để lắp đèn trên cột thép.

Đèn được đấu dây lên đèn theo đúng thiết kế và được kẹp giữ bằng các chi tiết trong đèn. Sau khi lắp đèn xong tiến hành đấu dây lên đèn và cáp cấp nguồn vào bảng điện trong cột thép, chú ý đấu đèn theo sơ đồ phân pha và kiểm tra lại các vị trí đầu vào, đầu ra cáp cấp nguồn, tránh tình trạng đấu sai gây chạm chập, cháy nổ.– Bố trí trên mặt bằng phải ở trong tầm hoạt động của máy móc thiết bị, dụng cụ thi công đã được tính toán. Tránh những vận chuyển phụ và phải di chuyển đội ngũ thi công nhiều. Nhà thầu tiến hành thi công dựng cột đèn cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn.Công tác lắp đặt tiếp địa cột đèn chiểu sáng

Tiến hành công tác lắp đặt hệ thống tiếp địa được tiến hành đúng quy trình quy phạm, đúng với yêu cầu thiết kế của Hồ sơ mời thầu.

– Tiếp địa được sử dụng là thép mới chưa qua sử dụng, phải tròn đều, vuông thành sắc cạnh, không khuyết tật, han rỉ. phải đảm bảo các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng ban hành.

– Trước khi lắp đặt nhà thầu tiến hành mời Ban QLDA/Chủ đầu tư kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu, biên bản nghiệm thu vật liệu tại hiện trường và khi được sự đồng ý Ban QLDA/Chủ đầu tư thì nhà thầu mới tiến hành thi công.

– Nhà thầu tiến hành công tác lắp đặt hệ thống tiếp địa được tiến hành đúng quy trình quy phạm, đúng với yêu cầu thiết kế của Hồ sơ;C:\Users\SEVER\Downloads\CĂN CỨ\Hình ảnh thi công và hoàn thiện Qisda 5\thi công chống sét\z2991424180187_95cc493e9db60510f226790437d6f8b1.jpg– Dây nối đất bắt đầu từ điểm bắt vào thân cột đi sát theo thân cột và áp sát vào thành móng đến độ sâu dưới 0,8m thì chôn song song với mặt đất.

– Cọc nối đất đầu được vát nhọn với góc vẹt ở mũi cọc 30°, và được đóng thẳng đứng và đầu cọc cũng sâu cách mặt đất l m.

– Toàn bộ nối đất được mạ kẽm nhúng nóng.

– Liên kết dây và cọc, giữa dây và dây bằng hàn điện. Các mối hàn được làm sạch, mạ kẽm.

– Bulông đai ốc chế tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam. Bản nối đất, bu lông, đai ốc, vòng đệm phải được mạ kẽm nhúng nóng.

– Điện trở nối đất của trạm đảm bảo Rnđ = 4 Ω.C:\Users\SEVER\Downloads\CĂN CỨ\Hình ảnh thi công và hoàn thiện Qisda 5\thi công chống sét\z2991422952957_91a46ac903246c2152f7405f46eb49d3.jpg– Sau khi lắp đặt tiếp địa, tiến hành lấp đất, tưới nước và đầm chặt.

– Để đảm bảo trị số điện trở tiếp địa trong phạm vi cho phép, nhà thầu cam kết sẽ thực hiện đúng theo thiết kế tiếp địa đường dây đã có. Trước khi lấp tiếp địa Nhà thầu sẽ mời bên mời thầu nghiệm thu công tác lắp đặt tiếp địa.

– Sau khi đã thực hiện xong công tác lắp đặt hệ thống tiếp địa, nhà thầu có trách nhiệm đo lấy số liệu điện trở tiếp địa cho từng vị trí cột, thông báo ngay cho bên mời thầu và đơn vị thiết kế biết để xem xét và có biện pháp xử lý trong trường hợp điện trở tiếp đất chưa đạt yêu cầu của quy phạm hiện hành.

Nếu có vị trí chưa đạt trị số điện trở tiếp đất theo quy định, nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra lại việc lắp đặt hệ thống tiếp địa đã được thi công, đồng thời thực hiện công táclắp đặt bổ xung tiếp địa theo đúng yêu cầu thiết kế.

11. Công tác thí nghiệm, kiểm tra trước đóng điện

  • Việc kiểm tra thí nghiệm ở ngoài công trường hoặc ở phòng thí nghiệm cần được thực hiện dưới sự giám sát A. Phải tiến hành đầy đủ các hạng mục thí nghiệm của tất cả các hạng mục trong quá trình thi công đến khi đóng điện theo quy định của ngành điện. Sau khi tiến hành xong phải lập biên bản thí nghiệm.
  • Các hạng mục thí nghiệm đạt tiêu chuẩn là cơ sở để tiếp tục tiến hành các công việc tiếp theo. Công tác thí nghiệm bao gồm:
  • Thí nghiệm phần cáp ngầm 24kv.
  • Thí nghiệm phần thiết bị.
  • Thí nghiệm hệ thống tiếp địa.
  • Công tác thí nghiệm phải do đơn vị cố đầy đủ chức năng, năng lực thí nghiệm theo quy định của nhà nước.

Kiếm tra, nghiệm thu bộ phận bị che khuất.

  • Khi thi công bộ phận bị che khuất Nhà thầu phải có phiếu yêu cầu nghiêm thu trước 24 giờ cho đại diện Chủ đầu tư biết để cùng thiết kế (nếu phần quan trọng) tiến hành,

kiểm tra, nghiệm thu bộ phận che khuất trước khi bị che lấp, chuyển giai đoạn thi công.

  • Phải có biên bản kiểm tra, nghiệm thu chất lượng phần che khuất mới được chuyển bước thi công.
  • Trường hợp Nhà thầu không báo cho Đại diện bên giao thầu đến kiểm tra và nghiệm thu bộ phận che khuất mà tuỳ tiện che lấp thì Đại diện bên giao thầu có quyền yêu cầu Nhà thuầu tháo dỡ phần che lấp để kiểm tra, Nhà thầu chịu chi phí thí nghiệm và tháo dỡ đó, mặc dù kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng thi công đạt hay không đạt.
  • Trường hợp Nhà thầu có thông báo bằng văn bản tới Đại diện bên giao thầu mà Giám sát A không đến kiểm tra và nghiệm thu thì Đại diện bên giao thầu vẫn có quyền yêu cầu Nhà thầu tháo dỡ phần che lấp để kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra chất lượng thi công bảo đảm thì Đại diện bên giao thầu chịu mọi phí tổn cho việc tháo dỡ, thí nghiệm. Nếu chất lượng thi công không đảm bảo thì Nhà thầu phải chịu các chi phí đó.

Khi đóng điện phải thực hiện trình tự theo các bước sau:

  • Đóng điện không tải để kiểm tra các thông số kỹ thuật của tủ điện, đảm bảo an toàn thì mới cấp nguồn cho hệ thống chiếu sáng.Tại tủ điều khiến chiếu sáng, đóng điện Aptomát tổng kiểm tra điện áp nguồn từng pha bằng vôn kế.
  • Rút toàn bộ cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới. Đóng chế độ bằng tay, đồng hồ để khi kiếm tra kỹ thuật của chuyển mạch, khởi động từ.
  • Lắp cầu chì của cáp cấp nguồn ra lưới, đóng từng pha một. Đóng pha nào kiểm tra
    pha ấy và kiểm tra xem có hiện tượng chậm chập cáp nguồn không (Bằng cách dùng đồng hồ Vôn kế hoặc bút thủ điện kiểm tra pha bên cạnh có điện không). Đảm bảo cáp cấp nguồn ra lưới an toàn mới đóng đủ 3 pha ra nguồn.
  • Kiếm tra điện áp nguồn, dòng điện từng pha khi có tải bằng Vôn kế, Ampe kìm.
  • Đóng điện kiểm tra chế độ tự động từ tủ điều khiển xem thời gian đóng cắt, chế độ lập trình theo điều kiện ánh sáng hiện có.
  • Sau khi công tác thi công hoàn thiện Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, các bên liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Trên đây bài viết xin được chia sẻ thông tin về Quy trình và Biện pháp thi công hệ thống điện hạ thế mong bạn đọc hiểu được đầy đủ kiến thức về hệ thống camera an ninh để chủ động chọn được cho mình một hệ thống an ninh đầy đủ và hoàn hảo nhất cũng như tiết kiệm chi phí tối đa. Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng để lại câu hỏi tại phía dưới trang tại đây email cskh@locallink.vn hotline: 0983164104 / 0903229169 chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ thiết kế và báo giá cung cấp và lắp đặt một hệ thống an ninh đầy đủ và hoàn hảo nhất cũng như tiết kiệm chi phí tối đa nhất.

Nếu thấy bài viết giúp ích cho bạn và cộng đồng xin hãy ủng hộ đội ngũ phát triển bằng một “nhấp chuột” vào link quảng cáo phía trên hoặc chia sẻ nội dung bài viết này

2022-08-31T10:14:34+07:00 Categories: Điện hạ thế, Thiết kế Thi công|